Khởi nghiệp với cà phê

5 Khoảng cách chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ chính là chìa khóa để các nhà cung cấp dịch vụ giữ chân khách hàng hiện tại, tăng doanh thu và phát triển doanh nghiệp. Mô hình khoảng cách về chất lượng dịch vụ chính là công cụ hữu ích để các doanh nghiệp đảm bảo chất lượng dịch vụ và không ngừng cải thiện trải nghiệm khách hàng. Mô hình khoảng cách về chất lượng dịch vụ có thẻ được sử dụng trong hầu hết các ngành dịch vụ bao gồm bán lẻ, thực phẩm, khách sạn và chăm sóc sức khỏe.... Mô hình khoảng cách về chất lượng dịch vụ giúp xác định năm khoảng cách trong thiết kế và quản trị chất lượng dịch vụ, mỗi khoảng cách là một sự khác biệt giữa kỳ vọng và kết quả có thể thực hiện được, chính là các lỗ hổng có thể dẫn đến các thất bại về chất lượng dịch vụ.

1. Khoảng cách giữa nhận thức của ban lãnh đạo và kỳ vọng của khách hàng

Khoảng cách này đo lường những gì khách hàng mong đợi và những gì ban lãnh đạo doanh nghiệp nghĩ rằng họ muốn. Điều này có thể xảy ra khi ban lãnh đạo doanh nghiệp không có đủ thông tin hoặc hiểu nhầm, ngộ nhận về kỳ vọng của khách hàng. Nghiên cứu thị trường và phản hồi khách hàng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng trước khi thực hiện những thay đổi quan trọng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các buổi phỏng vấn và hội thảo khách hàng, các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng hoặc các nghiên cứu khách hàng toàn diện chính là những việc làm cần thiết để đảm bảo nhận thức và hiểu biết chính xác về những gì khách hàng mong muốn.

2. Khoảng cách giữa nhận thức quản lý và đặc điểm chất lượng dịch vụ

Khoảng cách này chỉ ra sự khác biệt giữa nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng dịch vụ và việc thiết kế quy trình, chính sách để triển khai được các tiêu chuẩn dịch vụ tương ứng. Mặc dù hiểu hiểu biết và nắm bắt những gì khách hàng mong đợi nhưng chúng ta chưa thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện hoặc đào tạo cần thiết để đáp ứng những mong đợi này. Phát triển các quy trình vận hành tiêu chuẩn và thiết lập các mục tiêu SMART cụ thể, có thể đo lường được, có thể hành động, phù hợp và kịp thời.

3. Khoảng cách giữa tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và thực tế dịch vụ được cung cấp

Khoảng cách này đánh giá sự khác biệt giữa tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ mà công ty đề ra và thực thế dịch vụ được cung cấp đến khách hàng. Khách hàng có thể nhận được dịch vụ có chất lượng thấp hơn do nhóm vận hành không thể đáp ứng được tiêu chuẩn dịch vụ đã đề ra. Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá trải nghiệm khách hàng thường xuyên để xác định các lĩnh vực cần cải thiện, bao gồm các khía cạnh liên quan đến hoạt động đào tạo, tuyển dụng, quản lý hiệu suất của nhân viên dịch vụ.

4. Khoảng cách giữa thực tế dịch vụ cung cấp và nội dung về dịch vụ được truyền thông

Khoảng cách này phân tích sự khác biệt giữa dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng và dịch vụ mà khách hàng thực sự cảm nhận. Khoảng cánh này cho thấy tính xác thực và hiệu quả của các hoạt động truyền thông và quảng cáo chia sẻ thông tin về các dịch vụ của mình. Phóng đại các tuyên bố về chất lượng dịch vụ có thể làm tăng kỳ vọng của khách hàng, và làm tăng khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế trải nghiệm của khách hàng.

5. Khoảng cách giữa mong đợi dịch vụ và trải nghiệm dịch vụ

Khoảng cách này chỉ ra sự khác biệt giữa mức độ dịch vụ mà khách hàng mong đợi và mức độ họ cảm nhận. Điều này có thể xảy ra khi các tuyên bố của công ty là trung thực nhưng bị khách hàng hiểu sai, hiểu nhầm, ngộ nhận. Tương tác với các khách hàng khác và trải nghiệm trước đây với công ty của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến loại trải nghiệm mà khách hàng mong đợi. Thu thập phản hồi thường xuyên của khách hàng có thể giúp bạn xác định khoảng cách này. Cân nhắc thực hiện các cuộc khảo sát để đánh giá cách khách hàng cảm nhận về chất lượng dịch vụ mà họ nhận được.

Theo dõi thêm tại:

https://www.youtube.com/watch?v=iGjl5S0tpYI

Có thể bạn quan tâm

Vốn “khởi nghiệp”!!!

Khởi nghiệp với “Hai bàn tay trắng” có thể là câu chuyện truyền cảm hứng cho hàng triệu người khắp nơi trên thế giới, nhưng có thể là ảo tưởng sai lầm rằng chúng ta có thể khởi nghiệp thành công khi chúng ta thực sự không có gì !!! Trên hành trình khởi nghiệp với Kafela Coffee, mình nhận thấy vốn khởi nghiệp bao gồm nhiều yếu tố lắm, mà yếu tố nào cũng có thể là lợi thế hoặc rào cản mạnh mẽ, tuỳ theo cách chúng ta đầu tư vào công tác quản lý vốn. Chia sẻ với các anh/chị/em suy nghĩ của mình về Vốn Khởi Nghiệp.

Thấu hiểu khách hàng qua 6 khía cạnh!!!

Thấu hiểu khách hàng có lẽ là bài học nằm lòng của bất cứ ai làm kinh doanh. Thấu hiểu khách hàng là chìa khóa để đáp ứng họ, “delight” họ, yêu thương họ và tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ. Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng, hiểu bao nhiêu là đủ, hiểu ở mức độ nào, để phục vụ cho công việc gì, vẫn còn là điều mơ hồ với nhiều anh/chị/em làm kinh doanh,marketing, thương hiệu. Bài viết này chia sẻ tổng hợp về 6 khía cạnh của thấu hiểu khách hàng, tương ứng với các giai đoạn ra quyết định trong khởi tạo và điều hành hoạt động kinh doanh

Khởi nghiệp với cà phê, chỉ đam mê thôi chưa đủ

Đối với các sản phẩm cà phê, việc đánh giá chất lượng dựa chủ yếu vào cảm quan của con người. Do đó, cảm nhận về hương vị cà phê tùy thuộc vào khẩu vị, sở thích, lối sống và quan điểm cá nhân của mỗi người uống. Trong nhiều trường hợp, chính bản thân người uống cà phê còn có những định kiến sai lệch về cà phê, khiến cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn của người uống không phải là một chiến lược tốt để gia tăng chất lượng sản phẩm và trải nghiệm tiêu dùng cà phê.

Marketing ẩm thực: Làm sao để thu hút khách hàng

Dù nhà hàng có những “chiêu trò” độc đáo để thu hút thực khách nhưng không thể phủ nhận những yếu tố cơ bản thể hiện chất lượng của nhà hàng cần được chú trọng hàng đầu, bao gồm “không gian, chất lượng món ăn, chất lượng hình thức, chất lượng dịch vụ” là 4 yếu tố quan trọng hàng đầu khiến khách hàng hài lòng khi đến nhà hàng. Bên cạnh đó “quy trình chế biến và trình bày món ăn, tính xác thực, thái độ phục vụ của nhân viên” cũng nằm trong danh sách này.